So sánh giữa học đại học và học nghề?
Hãy cùng so sánh giữa học đại học và học nghề. Bạn phân biệt học nghề và học đại học ra sao? Tìm hiểu những đặc điểm của 2 hệ đào tạo này, cách xét tuyển và cơ hội làm việc. Từ đó, bạn sẽ nhận ra chương trình học nào phù hợp với bản thân hơn. Cùng theo dõi bài viết sau đây để định hướng tương lai tốt hơn nhé!
Đặc điểm của học đại học
Để so sánh giữa học đại học và học nghề, chúng ta hãy cùng điểm qua một số đặc điểm của 2 hệ đào tạo này nhé!
Hình thức xét tuyển
Với đại học chính quy, quy trình xét tuyển sẽ dựa vào quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối tượng tham gia là các bạn đã hoàn thành chương trình 12 năm học và có bằng tốt nghiệp THPT. Kỳ thi đại học được tổ chức vào mùa hè hàng năm, sau khi học sinh thi tốt nghiệp THPT 1 tháng.
Để học đại học, bạn cần phải có bằng tốt nghiệp THPT và vượt qua kỳ thi đại học được tổ chức vào mùa hè hàng năm.
Để tham gia kỳ thi này, bạn sẽ cần nộp hồ sơ, đăng ký ngành và trường học theo nguyện vọng. Sau khi trải qua những kỳ thi cam go, bạn sẽ chờ thêm khoảng 1 tháng để biết kết quả.
Tuy quy định về cách xét tuyển luôn thay đổi từng năm, nhưng nhìn chung việc cạnh tranh luôn rất khốc liệt. Tỉ lệ cạnh tranh tùy thuộc vào từng ngành, từng trường và mỗi năm mỗi khác. Bạn nên chuẩn bị một số kế hoạch dự trù khác để phòng trường hợp trượt đại học.
Đối tượng phù hợp
Ở Việt Nam, tất cả mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều xem kỳ thi đại học là kỳ thi quyết định cuộc đời. Điều này đặt áp lực rất nặng lên các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Trên thực tế, không phải bạn nào cũng thích hợp đi theo con đường đại học. Đối tượng phù hợp với con đường đại học chính quy bao gồm:
Các bạn học khá, giỏi, thích và ham học.
Các bạn còn trẻ, có nhiều thời gian và điều kiện thuận lợi để theo học.
Các bạn yêu thích những ngành nghề mà chỉ có trong hệ đại học.
Gia đình có điều kiện, kinh tế ổn, có khả năng chu cấp được học phí và cả phí sinh hoạt (nếu theo học đại học ở thành phố lớn, xa nhà).
Hệ đại học phù hợp với các bạn học giỏi, yêu thích học lý thuyết và có điều kiện gia đình khá giả
Có nhiều người dù đáp ứng đủ yêu cầu, rất muốn học đại học chính quy nhưng không được vì thi trượt. “Học tài, thi phận” là câu nói không bao giờ sai. Có bạn phải ôn thi lại rất nhiều lần, bỏ lỡ nhiều năm tuổi trẻ để vào được đại học.
Tuy nhiên, nhiều đối tượng sau khi đậu đại học lại gặp khó khăn và nản chí khi phải học quá nhiều môn học đại cương. Cũng có nhiều bạn học đến phần chuyên ngành thì mới phát hiện bản thân không phù hợp với ngành đã chọn.
Sau đó, các sinh viên đại học lại phải rơi vào lựa chọn: bỏ hay tiếp tục theo đuổi sai ngành? Việc bỏ phí 1 - 2 năm không phải là chuyện dễ dàng. Ngược lại, chấp nhận theo đuổi một ngành không phù hợp sẽ khiến cả cuộc đời trở nên chán nản hơn. Đây là một quyết định khó khăn, y như quyết định định hướng tương lai và rất nhiều bạn bị “mắc kẹt”.
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đại học bao gồm: 1 năm đầu tiên học đại cương và học chuyên ngành vào những năm còn lại.
Các môn học đại cương bao gồm: triết học, lý luận về Đảng, ngoại ngữ,…. Còn các môn chuyên ngành sẽ đào tạo tư duy, kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu của ngành đã chọn.
Khi biết mình học sai ngành, các bạn sinh viên đại học rất khó khăn trong việc quyết định bỏ học hay học tiếp
Cơ hội việc làm
So sánh giữa học đại học và học nghề, lợi thế của việc học đại học chính là bằng cấp. Với một số công ty ở Việt Nam, bằng cấp vẫn rất quan trọng. Bằng cấp cũng có thể là tiền đề tốt cho bạn nếu có ý định học cao hơn hay để thăng tiến trong công việc.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng lao động của nước ta là “thừa thầy thiếu thợ”. Nhiều sinh viên đại học ra trường vẫn thất nghiệp vì thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, không vững kiến thức. Trường đại học không cam kết đầu ra và sinh viên cần phải chủ động rất nhiều nếu muốn có việc làm.
Xem thêm: D01 gồm những môn gì
Đặc điểm của học nghề
Hình thức xét tuyển
Theo quy định của Nhà nước, chỉ cần từ 17 tuổi trở lên (hoặc tốt nghiệp THCS) thì đã có thể học nghề. Hình thức xét tuyển cũng rất đơn giản: các bạn trẻ nộp hồ sơ trực tiếp để xét tuyển và không cần phải trải qua bất cứ kỳ thi nào cả. Điều này sẽ không gây áp lực lên các bạn trẻ về việc phải học tập thật giỏi để có tương lai.
Chỉ cần nộp hồ sơ xét học bạ, không cần phải trải qua bất cứ kỳ thi áp lực nào
Khi so sánh giữa học đại học và học nghề, để học nghề rất đơn giản. Chỉ cần nộp hồ sơ xét học bạ, không cần phải trải qua bất cứ kỳ thi áp lực nào
Đối tượng phù hợp
Bởi tính chất xét tuyển dễ dàng, đối tượng phù hợp với con đường học nghề rất nhiều, ví dụ như:
Các bạn học không giỏi.
Các bạn “ngán” học lý thuyết, thích học thực hành hơn.
Những bạn thi trượt kỳ thi đại học.
Gia đình không có hoặc điều kiện kinh tế không khá giả, khó lòng chu cấp học phí cho con.
Các bạn muốn có việc làm nhanh chóng để kiếm thêm thu nhập, phụ giúp gia đình.
Những người đang học sai ngành trong hệ đại học.
Những người đã có việc làm hoặc chỉ là nội trợ muốn có nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập.
Những người muốn đổi việc.
Hình thức học nghề cũng rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Các bạn trẻ phương Tây từ nhỏ đã được học nhiều kiến thức thực tế và cần thiết cho cuộc sống. Khi đến tuổi 17, các bạn sẽ xem xét khả năng của bản thân và lựa chọn một con đường phù hợp.
Xem thêm: https://seoulacademy.edu.vn/truong-trung-cap-nghe-tphcm
Chương trình đào tạo
So sánh giữa học đại học và học nghề, hệ đại học sẽ đào tạo nhiều ngành hơn học nghề. Hệ đại học sẽ chuyên đào tạo về kiến thức và lý thuyết chuyên sâu. Còn khi học nghề, bạn sẽ được đào tạo chuyên về kỹ thuật và kỹ năng thực tiễn.
Hệ đại học sẽ học lý thuyết chuyên sâu, còn học nghề sẽ học thực hành, kỹ thuật nhiều hơn
Tùy mỗi nghề khác nhau mà chương trình sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung học nghề không có các môn đại cương như hệ đại học. Các bạn khi theo học nghề sẽ được tiếp cận sớm với kiến thức chuyên ngành hơn.
Các khóa học nghề cũng tốn rất ít thời gian. Các khóa học cơ bản sẽ có thời gian học 2 - 3 tháng, còn khóa chuyên sâu cũng chỉ mất 1 năm. Trong đó, thời gian học lý thuyết sẽ ít hơn thời gian học thực hành rất nhiều. Điều này giúp các bạn học viên có thể nắm vững kỹ thuật nhanh hơn, có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.
Ngoài ra, khi học nghề, cơ hội học đúng ngành, làm đúng nghề yêu thích cũng cao hơn. Những khóa học nghề có thời gian rất ngắn, giúp bạn tiếp xúc nhanh chóng với chuyên ngành. Khi cảm thấy không phù hợp, bạn có thể nhanh chóng lựa chọn và định hướng lại nghề nghiệp tương lai. Không cần phải đắn đo nhiều như khi hệ đại học, đây là lợi thế của việc học nghề.
Một số ngành nghề còn có nhiều bậc học. Bạn có thể học từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cho đến đại học để nâng cao trình độ. Điều này hỗ trợ phần nào cho những bạn thi rớt nhưng vẫn muốn theo đuổi con đường đại học.
Rất nhiều ngành có các bậc học từ sơ cấp đến đại học. Nếu thi rớt, bạn có thể theo đuổi con đường đại học bằng cách học lên theo từng cấp bậc
Cơ hội việc làm
Lợi thế khi học nghề là được tiếp cận sớm giúp thành thạo kỹ năng sớm hơn. Sau khi hoàn thành khóa học nghề, học viên cũng sẽ được cung cấp chứng chỉ hành nghề từ Nhà nước.
Đa số công ty, doanh nghiệp ngày nay chỉ cần người lao động vững kiến thức và có tay nghề. Thời gian học nghề lại ngắn, dễ tìm kiếm việc khi các doanh nghiệp thiếu nhân lực. Vì thế mà cơ hội việc làm của các bạn học nghề cũng ngày càng tăng cao.
Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề cũng thường sẽ hỗ trợ việc làm cho học viên. Giúp học viên có việc làm ngay trong hệ thống công ty của họ hoặc những nơi liên kết.
Nhận xét
Đăng nhận xét