7 vấn đề của sinh viên mới ra trường được các nhà tuyển dụng đánh giá

Trước khi đến với những khó khăn của sinh viên mới ra trường, chúng ta cùng xem qua các nhà tuyển dụng đánh giá nguồn nhân lực từ sinh viên hiện nay nhé!

Quá yếu kỹ năng mềm

Theo các nhà tuyển dụng, mặc dù sinh viên có bằng cấp được xếp loại cao nhưng khi ra thực tiễn thực hành, họ quá yếu kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là những kỹ năng thích ứng với cuộc sống. Chúng ta chưa nói đến kỹ năng chuyên môn. Nhưng nếu đi làm, tiếp xúc với môi trường mà kỹ năng mềm quá yếu hoặc không có. Đây sẽ là gánh nặng dành cho tổ chức và doanh nghiệp. 

Có lẽ, do học quá nhiều nên kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực tế của nhiều bạn hầu như không có. Do đó, các bạn không được cọ sát và rèn luyện kỹ năng mềm của mình nhiều. 

Hoặc có lẽ nhiều bạn thật sự nghĩ rằng kỹ năng mềm không cần thiết. Khi đi làm, tính chuyên môn và kiến thức trong công việc nhiều là đủ. 

Nhiều sinh viên quá yếu kỹ năng mềm, thụ động, không chịu giao tiếp Nhiều sinh viên quá yếu kỹ năng mềm, thụ động, không chịu giao tiếp

Thiếu kinh nghiệm áp dụng kiến thức vào công việc

Đây có lẽ là lời nhận xét mà  hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng nhắc đến. Thực trạng sinh viên mới ra trường hiện nay thiếu kinh nghiệm thực hành quá nhiều. Mặc dù kiến thức rất rộng, suy nghĩ logic. Nhưng khi áp dụng vào thực tế. Kiến thức chỉ còn 30% mà thôi. 

Thực sự chưa trưởng thành 

Nhiều bạn sinh viên vẫn còn “quá trẻ con” trong tính cách cũng như lối suy nghĩ, tư duy của mình. Đây là một nhược điểm cực kỳ lớn. Những sinh viên chưa từng nếm sự đời, hay quá được bao bọc từ bố mẹ sẽ không biết được “thế giới công việc” nó như thế nào. Điều này dẫn đến nhiều bạn quá xem nhẹ công việc, và trách nhiệm của mình khi làm việc. 

Kết quả dẫn đến là họ chỉ biết hoàn thành công việc được gia mà không bao giờ mong đợi kết quả, chỉ biết làm công việc hàng ngày mà không cần phải biết mình đang làm gì, mục đích ra sao. 

Họ thờ ơ và nghĩ mình đã làm đúng. Thậm chí khi có áp lực từ một ai đó, họ cư xử như một đứa con nít: vùng vẫy cho cả thiên hạ biết, sẵn sàng bỏ việc nếu bị phật lòng …

Suy nghĩ non nớt và trẻ con Suy nghĩ non nớt và trẻ con

Có những kỳ vọng thiếu thực tế

Đây không phải là một trong những khó khăn của sinh viên mới ra trường. Mà đây chính là khó khăn của các nhà tuyển dụng. Sinh viên hiện nay.... quá kỳ vọng vào thực tế mà không biết mình là ai, mình đang đứng ở vị trí nào và khả năng của mình ra sao. 

Nhiều người khi đi phỏng vấn lại hô mức lương trên trời trong khi thứ chứng minh duy nhất của họ của là một tấm bằng đại học. Và dĩ nhiên, các nhà tuyển dụng sẽ khiến bạn vỡ mộng khi từ chối. Thậm chí nhiều người sẽ cho bạn thấy được những suy nghĩ của bạn thật thiếu thực tế và cho bạn thấy được bạn đang ở vị trí nào. 

Thụ động

Thêm một lời nhận xét khá phổ biến về sinh viên mới ra trường hiện nay. Đó chính là thụ động. Đây có lẽ là kết quả của những năm chỉ biết học, không giao tiếp với xã hội nhiều, không tham gia các hoạt động tập thể hay các hoạt động xã hội… 

Điều này đã tạo nên một thói quen trong bản năng. Khi đi làm, các nhà tuyển dụng lại phải đau đầu khi nhân viên quá thụ động, họ không chủ động tìm việc, không chủ động giao tiếp, thảo luận và nêu lên ý kiến của mình. Họ chỉ làm đúng phần công việc được giao, không linh động giải quyết vấn đề nếu gặp khó khăn. Họ không chủ động tìm kiếm thông tin nếu gặp khuất mắc và hàng tá những điều khác nữa. 

Thiếu tinh thần trách nhiệm

Nếu như ông bà ta ngày xưa đặt chữ nhẫn lên đầu mọi chuyện thì hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ nói chung hay sinh viên mới ra trường nói riêng không hề có chữ “nhẫn” trong từ điển của mình. Nhiều đối tượng mới ra trường và xin được công việc nhưng họ lại sẵn sàng từ bỏ nếu gặp một chút khó khăn. Sẵn sàng từ chối có thêm công việc chỉ vì sẽ khiến họ bận rộn. Sẵn sàng rút lui nếu công việc được đánh giá sẽ chiếm quá nhiều thời gian và suy nghĩ… 

Chung quy lại, đây chỉ là một số đối tượng trong nhóm sinh viên mới ra trường mà thôi. Bên cạnh đối tượng này. Vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên ý thức được hai từ “làm việc” và “cuộc sống”. Họ đang cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân. Họ biết mình ở đâu và mình đang làm gì. Để có một công việc tốt, nhiều người đã đầu tư ngay từ khi sinh viên với việc cải thiện bản thân về sự linh hoạt, hoạt bát, năng nổ, cách giao tiếp, cách suy nghĩ và tư duy như thế nào là đúng. Họ không bao giờ nghĩ cuộc sống là màu hồng. Và họ sẽ sẵn sàng chấp nhận thử thách trong công việc và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

Thiếu tinh thần trách nhiệm Thiếu tinh thần trách nhiệm

Cung cấp những thông tin hướng nghiệp tất cả ngành nghề - khối đào tạo các bậc học cũng như các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bôi serum bao lâu thì bôi kem dưỡng tốt nhất?

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Trẻ ngủ nằm sấp chổng mông có tốt không?