Các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng

Trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, việc lựa chọn các khối thi cấp 3 đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh. Các khối thi không chỉ phản ánh sở thích và năng lực của từng học sinh mà còn là bước đầu tiên để xác định con đường học vấn và nghề nghiệp sau này. Mỗi khối thi, với các môn học đặc trưng, mở ra những cánh cửa khác nhau đến các ngành nghề đa dạng trong xã hội, từ các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn đến kỹ thuật, y dược và nghệ thuật. Chính vì vậy, việc lựa chọn khối thi không chỉ đơn thuần là sự chuẩn bị cho kỳ thi mà còn là bước đi chiến lược trong hành trình xây dựng tương lai.

Các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng
Các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng

Các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng

Hiện nay, các khối thi cấp 3 chính thức được chia thành 5 khối, mỗi khối bao gồm tổ hợp 3 môn quy định như sau:

  • Khối A bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Vật lý, Hoá học.
  • Khối A1 bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Vật lý, Tiếng anh (trong đó môn Toán và Vật lý sẽ được thi theo khối A).
  • Khối B bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Sinh học, Hoá học.
  • Khối C bao gồm tổ hợp 3 môn Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn.
  • Khối D (D1) bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại Ngữ.

Dưới đây là gợi ý chọn các khối học cấp 3 và ngành nghề tương ứng:

Ngành nghề tương ứng

Có định hướng học theo khối thi từ cấp 3 sẽ giúp học sinh dễ học đại học và lựa chọn ngành nghề sau này. Vì mỗi khối học sẽ phù hợp với một số ngành nghề tương ứng. 

  • Khối A và A1: Các ngành nghề tương ứng với khối A, A1 bao gồm ngành Khoa học dữ liệu, ngành Marketing, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Quản lý dự án, ngành Quản trị nguồn nhân lực, ngành Kế toán, ngành Tài chính ngân hàng, ngành Điện – Điện cơ khí, ngành Công nghệ thông tin.
  • Khối B: Các ngành nghề tương ứng với khối B bao gồm nhóm ngành Kinh tế, Ngân hàng, Luật; nhóm ngành Kỹ thuật; nhóm ngành Kiến trúc; nhóm ngành Sư phạm; nhóm ngành Truyền thông, Báo chí; nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật công nghệ; nhóm ngành Xây dựng; nhóm ngành Y dược, Nông lâm, Thú y; nhóm ngành Giao thông, Vận tải.
  • Khối C: Các ngành nghề tương ứng với khối C bao gồm ngành Báo chí, nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn, ngành Sư phạm, ngành Luật, ngành Triết học, ngành Chính trị học, ngành Tâm lý học, ngành Công An, ngành Quân đội.
  • Khối D: Các ngành nghề tương ứng với khối D bao gồm nhóm ngành ngôn ngữ; nhóm ngành Tài chính, Kinh tế, Luật; ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngành Sư phạm, ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp; ngành Công an, Quân đội.
Khối thi cấp 3 đa dạng ngành nghề tương ứng
Khối thi cấp 3 đa dạng ngành nghề tương ứng

Các khối thi cấp 3 năng khiếu và ngành nghề tương ứng

Các khối thi cấp 3 năng khiếu được chia thành 7 khối, mỗi khối bao gồm tổ hợp 2 – 3 môn học và 1 môn năng khiếu theo quy định như sau:

  • Khối N bao gồm tổ hợp 2 môn: Văn, Kiến thức âm nhạc.
  • Khối H bao gồm tổ hợp 3 môn: Văn, Hội hoạ, Bố cục.
  • Khối M bao gồm tổ hợp 3 môn: Văn, Toán, Đọc kể diễn cảm và hát.
  • Khối T bao gồm tổ hợp 3 môn: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT.
  • Khối V bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật.
  • Khối S bao gồm tổ hợp 3 môn Văn, 2 môn năng khiếu điện ảnh.
  • Khối R bao gồm tổ hợp 3 môn Văn, Sử, Năng khiếu báo chí.

Ngành nghề tương ứng

Đối với các khối học năng khiếu, các ngành nghề chủ yếu liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc, thể dục thể thao, báo chí, điện ảnh…

  • Khối N: Các ngành nghề tương ứng với khối N bao gồm ngành Sư phạm âm nhạc, ngành Thanh nhạc, Piano, ngành Biểu diễn nhạc cụ phương tây, ngành Đạo diễn, Nhiếp ảnh, Diễn viên…
  • Khối H: Các ngành nghề tương ứng với khối H bao gồm ngành Thiết kế thời trang, ngành Thiết kế công nghệ, ngành Thiết kế nội thất, ngành Sư phạm kỹ thuật, ngành Điêu khắc, ngành Kiến trúc, ngành Hội họa, ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình…
  • Khối M: Các ngành nghề tương ứng với khối M bao gồm ngành Sư phạm (Giáo viên thanh nhạc, Giáo viên mầm non), ngành Truyền hình, Điện ảnh truyền hình…
  • Khối T: Các ngành nghề tương ứng với khối T bao gồm ngành Giáo dục thể chất, ngành Quản lý thể dục thể thao, ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Huấn luyện thể thao…
  • Khối V: Các ngành nghề tương ứng với khối V bao gồm nhóm ngành Kiến trúc, Thiết kế (Kiến trúc cảnh quan, Thiết kế nội thất, Thiết kế đồ họa, Thiết kế Công nghiệp, Thiết kế thời trang…)
  • Khối S và R: Các ngành nghề tương ứng với khối S và R bao gồm nhóm ngành Báo chí, Nghệ thuật
Các khối thi năng khiếu có ngành nghề nghiêng về nghệ thuật
Các khối thi năng khiếu có ngành nghề nghiêng về nghệ thuật

Các khối thi cấp 3 mở rộng và ngành nghề tương ứng

Khối thi mở rộng giống như các khối thi thông thường, tuy nhiên sẽ được mở rộng hơn như A1, D2, D3, D4… Các khối thi cấp 3 mở rộng được chia thành nhiều khối, mỗi khối bao gồm tổ hợp 3 môn học theo quy định như sau:

  • Khối D2 bao gồm tổ hợp 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga.
  • Khối D3 bao gồm tổ hợp 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.
  • Khối D4 bao gồm tổ hợp 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung.
  • Khối D5 bao gồm tổ hợp 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức.
  • Khối D6 bao gồm tổ hợp 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.

Ngành nghề tương ứng

Đối với các khối học mở rộng, các ngành nghề chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ. Cụ thể, các khối học và ngành nghề nếu bạn chọn học khối D2 có môn Tiếng Nga, bạn sẽ học và làm việc với các ngành nghề liên quan đến ngôn ngữ Nga (Kinh tế, Sư phạm song ngữ Anh – Nga, Ngôn ngữ Nga…). Các khối học D3, D4 hay D5 cũng có ngành nghề tương đương với ngôn ngữ riêng của mỗi khối.

Khối thi mở rộng phù hợp với học sinh yêu thích môn ngoại ngữ
Khối thi mở rộng phù hợp với học sinh yêu thích môn ngoại ngữ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bôi serum bao lâu thì bôi kem dưỡng tốt nhất?

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Trẻ ngủ nằm sấp chổng mông có tốt không?