Những điều cần biết về việc làm ngành học kinh tế
Ngành học kinh tế là một trong những lĩnh vực học tập và nghiên cứu phổ biến, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng và phong phú. Dưới đây là những điều cần biết về việc làm trong ngành học này:
Học kinh tế có tương lai không?
Hiện nay, hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, tuy nhiên nguồn nhân lực vẫn không thể cung cấp đủ cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
Thêm vào đó, nền kinh tế trong và ngoài nước càng ngày càng phát triển nên nhiều công ty được thành lập và phát triển mạnh mẽ theo. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường. Nếu không thể làm việc tại các công ty lớn hay doanh nghiệp nước ngoài, bạn có thể chọn làm việc tại các công ty startup.
Không khó để nhận ra các doanh nghiệp luôn thiếu nguồn nhân lực ở các vị trí kinh tế khi bạn lướt các diễn đàn tuyển dụng hoặc trang web tuyển dụng nhân sự. Điều này là tin vui dành cho các bạn dự định theo học các khối ngành kinh tế.
Sinh viên học kinh tế có nhiều cơ hội việc làmCó nên học ngành kinh tế hay không?
Học ngành kinh tế có tương lai không hay học kinh tế có nên hay không là câu hỏi nhiều nhất của các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Bên cạnh việc xem xét yếu tố thực trạng việc làm, câu hỏi này còn cần cân nhắc các ưu điểm mà bạn phải tìm hiểu kỹ càng. Những lợi ích khi học ngành kinh tế gồm:
- Nhận được cơ hội nâng cao bản thân cùng khả năng hội nhập quốc tế: Khi bạn làm việc tại các vị trí như cố vấn kinh tế hay chuyên gia kinh tế, bạn được đào tạo và làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế. Theo thời gian lâu dài, kiến thức phổ biến cùng với chuyên môn cao tích lũy được từ nghề nghiệp sẽ giúp bạn trở thành nhà kinh tế và quản lý giỏi, cấp cao.
- Trở thành nhà lãnh đạo cao cấp của công ty, doanh nghiệp: Khi bạn là người có năng lực và kinh nghiệm làm việc lâu dài trong lĩnh vực kinh tế, bạn có thể được thăng tiến làm các vị trí cao tại doanh nghiệp lớn/ nhỏ như giám đốc, phó giám đốc…
- Mức thu nhập cao hơn mức mong đợi: Thu nhập khi mới ra trường tại các vị trí trong ngành kinh tế đều ở mức bình thường. Tuy nhiên, sau 4 - 5 năm làm việc chăm chỉ và có hiệu quả với công việc bạn đang theo đuổi thì mức thu nhập có thể tăng lên đến vài trăm triệu trong 1 tháng.
- Học ngành kinh tế giúp bạn có cơ hội khám phá thế giới: Riêng với lĩnh vực kinh tế, việc bạn phải thường xuyên đi công tác để tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu hoặc ký kết hợp đồng trong và ngoài nước là điều bình thường. Đây cũng là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới và mở mang tầm mắt của bản thân. Nhưng trước đó, bạn phải cố gắng học tập và rèn luyện bản thân rất nhiều.
Học ngành kinh tế mất bao lâu?
Khi muốn chọn học ngành kinh tế, bạn có thể cân nhắc giữa việc học đại học kinh tế hoặc các chuyên ngành kinh tế tại trường cao đẳng. Mỗi cấp bậc học sẽ có mức thời gian học khác nhau, tương đương với lượng kiến thức và chuyên môn khác nhau.
Đối với các trường Đại học, thời gian theo học các khối ngành kinh tế sẽ kéo dài từ 4 - 5 năm. Nếu bạn đăng ký học vượt, học thêm kỳ hè, bạn có thể rút ngắn khoảng thời gian học còn 3,5 năm.
Đối với các trường Cao đẳng, thời gian theo học các khối ngành kinh tế sẽ kéo dài từ 2 - 3 năm. Thời gian cũng như môn học, khối lượng học sẽ được quyết định bởi chương trình học cứng của nhà trường, ít khi có thể thay đổi để rút ngắn thời gian học.
Thời gian học kinh tế kéo dài từ 2 - 4 năm tuỳ cấp bậc họcCác trường đại học đào tạo ngành kinh tế uy tín, chất lượng
Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu, một nền tảng giáo dục vững về kinh tế là yếu tố quan trọng giúp cá nhân nắm bắt nhiều cơ hội. Các trường đại học và học viện trên khắp cả nước đã đầu tư không ngừng vào các chương trình đào tạo kinh tế.
Những cơ sở giáo dục này không chỉ nổi bật với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm mà còn hướng tới việc tạo ra môi trường học tập hiện đại. Đây có thể sẽ là nơi cho bạn đáp án cho câu hỏi học kinh tế ra làm nghề gì. Một số trường đào tạo ngành kinh tế uy tín, chất lượng tại TP.HCM có thể kể đến như:
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Trường Đại học Quốc tế TP. HCM.
- Trường Đại học Sài Gòn.
- Đại học Kinh tế TP. HCM.
- Trường Đại học Hoa Sen.
- Trường Đại học Công nghệ TP. HCM.
- Trường Đại học Tài chính - Marketing.
- Trường Đại học Văn Lang.
Nhận xét
Đăng nhận xét