Lưu ý cách chăm sóc da sau điều trị laser

Điều trị bằng laser giúp giải quyết các vấn đề như nám da, sẹo mụn, xóa hình xăm… Tuy đây là phương pháp không xâm lấn da nhưng vẫn có thể khiến da sưng đỏ sau điều trị. Biết cách chăm sóc da sau laser sẽ giúp làn da nhanh hồi phục và hạn chế các tác dụng không mong muốn trên da sau này…

Lưu ý cách chăm sóc da sau điều trị laser
Lưu ý cách chăm sóc da sau điều trị laser

Tại sao cần chăm sóc da sau khi điều trị laser?‏

‏Phương pháp điều trị tiêm trẻ hóa da bằng laser thường được sử dụng để giải quyết một số vấn đề như xóa mờ hình xăm, tái tạo bề mặt da do vết thâm sẹo để lại, làm mờ nếp nhăn, triệt lông…

Sau khi điều trị, làn da có thể xuất hiện những hiện tượng:‏

  • ‏Đỏ da và châm chích: Da có thể cảm thấy nóng dần và bị mẩn đỏ nhẹ sau khi tiếp xúc với laser. Tuy vậy, đây chỉ là phản ứng bình thường và chỉ kéo dài từ vài giờ đến ít ngày sau đó. ‏
  • ‏Dễ bắt nắng: Các tia laser xâm nhập sâu hơn có thể khiến da bị sưng, tấy đỏ và có hiện tượng tương tự như da bị cháy nắng.‏
  • ‏Lõm da: Tình trạng này có thể xảy ra sau khi điều trị sẹo, nám, nốt ruồi... Nếu bạn chăm sóc da sau laser đúng cách, bề mặt da có thể nhanh phục hồi và đầy đặn trở lại.‏
  • ‏Hầu hết các phản ứng này sẽ thuyên giảm dần dần sau đó nếu bạn biết cách chăm sóc đúng. Tuy nhiên, nếu làn da không được chăm sóc phù hợp cũng có thể dẫn đến tình trạng kích ứng, thâm sạm hoặc nổi mụn…‏‏


Cách chăm sóc da sau khi điều trị laser‏

‏‏Hầu hết phản ứng sau điều trị laser sẽ tự thuyên giảm nếu bạn biết cách chăm sóc đúng.‏

Chườm mát cho da‏

‏Tình trạng sưng tấy và mẩn đỏ là một phản ứng hoàn toàn bình thường khi da tiếp xúc với laser. Để giảm sưng và mẩn đỏ, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm đá nhẹ nhàng cho làn da bị kích ứng. Việc này sẽ phần nào giải quyết các vấn đề này trong quá trình đợi da non hình thành trở lại.‏

Làm sạch nhẹ nhàng vùng da vừa được điều trị‏

‏Trong vài ngày đầu sau khi điều trị laser, bạn nên rửa mặt với nước muối hoặc dung dịch pha loãng mà bác sĩ khuyến nghị.‏

Khi làn da bắt đầu giảm đỏ và bong vảy, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da một cách dịu nhẹ, không gây bào mòn da.

Các sản phẩm có hương thơm hoặc các chất dễ gây kích ứng như benzoyl peroxide, AHA/BHA… thường không được khuyến khích sử dụng sau khi điều trị bằng laser.

Nếu bạn đang dùng các loại sữa rửa mặt có những thành phần này thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian khi nào có thể sử dụng bình thường mà không gây hại da. ‏

‏Ngoài ra, bạn cũng không nên tẩy da chết cho đến khi da lành hẳn. Việc này có thể gây kích ứng da và khiến da dễ bị tổn thương hơn. ‏


Xem thêm: Học chăm sóc da ở đâu

‏Giữ ẩm cho da‏

‏Sau khi điều trị laser, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem dưỡng ẩm nhất định. Thông thường, bạn nên thoa thuốc mỡ lên vùng da vừa được điều trị để giữ ẩm cho làn da và tạo một hàng rào bảo vệ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.‏

‏Bên cạnh đó, để cung cấp độ ẩm cho làn da, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng chứa các thành phần như petrolatum, vitamin E, chất chống oxy hóa, axit ferulic, axit hyaluronic, ceramides, lanolin hoặc lô hội. Các dưỡng chất này giúp hydrat hóa cho da, đồng thời ngăn ngừa tình trạng mất nước, thúc đẩy quá trình chữa lành da.‏

Bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím‏

‏Làn da trở nên cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh sau khi điều trị laser. Chính bởi vậy, bất kỳ tác hại nào từ tia cực tím cũng có thể khiến da tồi tệ hơn bình thường. Để giảm nguy cơ gây khó chịu, đốm đen cũng như các tổn thương khác, bạn nên hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng thường xuyên ngay cả khi ở trong nhà.‏

Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 và dặm lại sau 2 giờ để tăng cường hiệu quả bảo vệ da tốt nhất. Bên cạnh đó, luôn đội mũ rộng vành để tránh nắng khi lái xe máy hoặc đi bộ.‏

‏Hạn chế trang điểm‏

‏Các loại kem nền, che khuyết điểm cũng như các loại mỹ phẩm khác có thể gây kích ứng làn da đang vốn nhạy cảm. Do đó, tốt hơn hết bạn nên chờ một vài tuần cho đến làn da hồi phục hoàn toàn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bôi serum bao lâu thì bôi kem dưỡng tốt nhất?

Thời gian học nghề nối mi mất bao lâu? Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian học nối mi

TRANG ĐIỂM MẮT MÍ SỤP CHO TO TRÒN VÀ LONG LANH HƠN