Học nghề làm đẹp: Lựa chọn tốt cho tương lai

 Với sự phát triển như “vũ bão” của nghề chăm sóc sắc đẹp, nhiều chị em đã lựa chọn ngành thẩm mỹ để theo học. Nhờ thế mạnh về thời gian đào tạo ngắn, khóa học diễn ra thường xuyên, có cơ hội thăng tiến cùng mức chi phí thấp, đây là ngành đang ngày càng được chú trọng và lựa chọn.

Học nghề làm đẹp: Lựa chọn tốt cho tương lai
Học nghề làm đẹp: Lựa chọn tốt cho tương lai

Thực trạng ngành làm đẹp hiện nay

Ngày nay, khi mức sống tăng lên cũng là lúc con người chú trọng hơn đến đời sống tinh thần và diện mạo. Điều đó thể hiện rõ ở việc họ quan tâm hơn đến việc chăm chút ngoại hình, đến spa thư giãn, học cách tự trang điểm để tự tin đến với những cuộc hẹn…


Chính vì thế, ngày càng nhiều các spa, beauty salon, thẩm mỹ viện, trung tâm dạy nghề làm đẹp, làm tóc… ra đời. Thế nhưng, do là lĩnh vực giàu tiềm năng, cộng với tình trạng có quá nhiều cơ sở đào tạo mọc lên nên bạn trẻ khi học nghề làm đẹp thường băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ nào là uy tín, dẫn đến trường hợp chọn nhầm nơi kém chất lượng, thiếu uy tín, “tiền mất tật mang”.

Nghề làm đẹp gồm những gì?

Bước đầu tìm hiểu về nghề làm đẹp, ắt hẳn bạn trẻ sẽ thắc mắc học nghề làm đẹp là học những gì. Hiện nghề chăm sóc sắc đẹp được chia thành các mảng nhỏ như spa, làm nail, phun xăm thẩm mỹ, trang điểm… Cụ thể, những kiến thức, kỹ năng mà bạn trẻ sẽ được học khi chọn nghề làm đẹp như sau:

Nghề trang điểm (makeup)

  • Cấu tạo da, phân loại da, cách đọc thành phần mỹ phẩm, cách chọn sản phẩm phù hợp với từng loại da…
  • Phân biệt hình dạng gương mặt, nguyên tắc phối màu, tạo hiệu ứng ánh sáng trong makeup
  • Đánh nền, đánh khối (pha màu nền, che khuyết điểm, kỹ thuật làm đều màu da, đánh nền bằng tay/cọ, tạo khối highlight…)
  • Trang điểm chân mày (vẽ chân mày bằng chì và bằng bột, tạo form chân mày bằng mascara…)
  • Trang điểm mắt (vẽ eyeliner, chải mascara, tán màu mắt, chỉnh khuyết điểm ở mắt…)
  • Trang điểm má, môi (đánh má hồng bằng bột và bằng kem, tô lòng môi, đánh son lì…)
  • Chải bới tóc (đánh rối, tết bím, tạo mái, sử dụng máy duỗi, máy uốn…)
  • Trang điểm theo phong cách Âu Mỹ, Hàn Quốc, cô dâu, sự kiện thảm đỏ, chụp ảnh thời trang…

Nghề trang điểm liên quan đến mỹ phẩm, mỹ cụ, kiến thức về màu sắc, hình khối… 

Nghề spa

  • Kiến thức về da liễu; kỹ năng phân tích da dựa trên độ ẩm, sắc tố, cấu trúc da; cách nhận biết loại da; nguyên lý massage…
  • Quy trình tẩy trang mắt, môi và da mặt
  • Tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ…
  • Massage cổ, vai, tay, chân, mắt, mặt; massage toàn thân; massage cho mẹ bầu
  • Xử lý và điều trị mụn trứng cá, thâm nám, tàn nhang…
  • Waxing, tắm trắng, xông hơi…
  • goog_1439028405Sử dụng thiết bị quen thuộc trong spa và thẩm mỹ viện như máy xông hơi, máy điện di, máy phun oxy…

Nghề spa liên quan đến thư giãn toàn thân, chăm sóc da… 

Nghề phun xăm thẩm mỹ

  • Kiến thức da liễu học, mực xăm, thiết bị phun xăm, quy trình phun xăm, cách sử dụng tê hiệu quả, quy trình vệ sinh dụng cụ, nhân tướng học trong phun xăm…
  • Đi khung chân mày, kỹ thuật phun tán bột, kỹ thuật phun chạm hạt, kỹ thuật phun đổ bóng, kỹ thuật phun ombre, kỹ thuật lắp dao – cầm dao – điêu khắc chân mày, kỹ thuật xoá phun xăm bằng laser…
  • Vẽ tạo hình – định dáng môi, phun viền môi, đi kim zic zac – xoắn ốc – 1 chiều – 2 chiều…
  • Đá đuôi mắt, phun mí mở tròng…

Nghề phun xăm đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận…

Tham khảo thêm: https://seoulacademy.edu.vn/khoa-hoc-phun-theu-tham-my-chuyen-nghiep

Nghề làm móng (nail)

  • Kiến thức tổng quan về cấu tạo móng, hóa chất chuyên dụng trong làm nail, bánh xe màu sắc…
  • Cầm và sử dụng kiềm, cắt da tay/da chân, dũa móng vuông/tròn/oval…, đánh bóng bề mặt móng, quy trình massage tay chân, đắp paraffin…
  • Sử dụng máy mài, kỹ thuật sơn và hơ gel, kỹ thuật sơn đầu móng, kỹ thuật sơn ombre/tráng gương/mắt mèo/ẩn xà cừ/ẩn nhũ, quy trình nối móng bột và móng gel, vẽ móng với cọ chấm bi/cọ nét/cọ bản, đắp hoa cánh tròn/cánh nhọn, đắp bột nổi fantasy…

Nghề nail phù hợp với bạn trẻ yêu thích công việc chăm sóc, tạo mẫu móng… 


Có nên học nghề làm đẹp?

Để biết có nên học nghề làm đẹp, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố như mức lương, cơ hội việc làm và thăng tiến, nơi làm việc…

Mức lương nghề làm đẹp

Lương nghề trang điểm

Theo khảo sát, thợ trang điểm tại spa/salon có mức lương 7 – 10 triệu đồng, chuyên viên makeup tại studio váy cưới có mức lương 8 – 15 triệu đồng, thợ trang điểm tự do có thu nhập tầm 10 – 20 triệu đồng, còn makeup artist cho người nổi tiếng thì thu nhập có thể đạt mức trăm triệu đồng.

Lương nghề spa

Thu nhập phổ biến cho kỹ thuật viên ở một spa bình thường sẽ ở mức 8 – 10 triệu đồng; nếu có kinh nghiệm, thạo tay nghề, giỏi tư vấn thì có thể đạt mức trên 20 triệu đồng. Với các bạn mới ra nghề thì thu nhập tầm 6 – 8 triệu đồng.

Học nghề làm đẹp có thu nhập ổn định

Học nghề làm đẹp đem đến nguồn thu nhập ổn định, thậm chí cao nếu bạn có tay nghề

Lương nghề phun xăm

Theo khảo sát, thu nhập nghề phun xăm bao gồm mức lương cơ bản và mức chiết khấu riêng trên số lượng khách hàng. Càng đắt khách, thu nhập của bạn càng cao.

Lương nghề làm móng

Tại Việt Nam, thu nhập của kỹ thuật viên nail tầm 7 – 10 triệu đồng/tháng, tùy tay nghề. Ở các quốc gia khác như Mỹ, Úc…, thu nhập có thể cao hơn rất nhiều. Ví dụ, ở Mỹ, trung bình một tháng thợ nail kiếm được hơn 3.000 USD. Nếu tự làm chủ, thu nhập sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nơi làm việc nghề làm đẹp

Tùy vào mỗi nghề mà nơi làm việc sẽ khác nhau. Ví dụ, kỹ thuật viên nail làm việc ở tiệm nail, kỹ thuật viên spa làm việc ở spa, thợ trang điểm có thể làm việc tại studio áo cưới, đi theo đoàn làm phim, phụ trách trang điểm cho người mẫu ở hậu trường sàn diễn…

Cơ hội việc làm và thăng tiến nghề làm đẹp

Nói về chủ đề học nghề làm đẹp, ông Dương Đức Lân – Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác Xã hội Việt Nam cho biết nghề chăm sóc sắc đẹp (gồm nail, làm tóc, massage…) đang phát triển rất nhanh những năm gần đây. Nhận định này chứng tỏ đây là lĩnh vực đang được xã hội chú trọng, mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho giới trẻ.

Khi học nghề chăm sóc sắc đẹp, bạn trẻ sau một thời gian làm việc ở vị trí nhân viên/chuyên viên có thể làm freelance, tự tìm kiếm nguồn khách hàng, hoặc phát triển lên vị trí tổ trưởng, quản lý, hoặc tự mở cơ sở kinh doanh và đào tạo riêng, tạo dựng thương hiệu cho bản thân…

Tổng kết

Trên đây là những thông tin định hướng về chủ đề học nghề làm đẹp. Để được tư vấn cụ thể hơn về ngành học này, cũng như tìm hiểu thêm thông tin về khóa học chăm sóc sắc đẹp, hãy nhanh tay điền vào form bên dưới bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Triệt lông tay là gì? Có an toàn không?

Ngủ bao lâu là đủ giấc? Các khung giờ cho từng độ tuổi

Sản Phẩm Dưỡng Móng Tay - Bí Quyết Cho Móng Tay Dài